Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xem tiềm năng phát triển của công ty nào là tốt nhất. Một trong những thông tin quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định đó chính là giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính. Nếu các bạn vẫn chưa biết giá trị tài sản ròng là gì thì hãy tham khảo các thông tin chúng tôi cung cấp tại bài viết này nhé.
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng là một thuật ngữ quen thuộc, được rất nhiều người sử dụng hiện nay. Thuật ngữ giá trị tài sản ròng không chỉ áp dụng cho doanh nghiệp mà còn cho cá nhân, chính phủ và thậm chí là cả một quốc gia nữa.
Giá trị tài sản ròng (Net Worth) nói đến tất cả các tài sản tài chính cho đến tài sản phi tài chính mà một đối tượng cụ thể sở hữu. Tuy nhiên, giá trị tài sản ròng không tính tới các khoản nợ chưa được thanh toán của đối tượng đó, các khoản nợ này có thể là: Nợ vay, nợ thế chấp,…Nói một cách dễ hiểu nhất thì giá trị tài sản ròng là tất cả tài sản trừ đi những khoản nợ.
Như vậy, bạn đã hiểu được giá trị tài sản ròng là gì rồi phi không. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin cơ bản để giúp bạn định nghĩa được giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì thôi.
Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì?
Nếu bạn là một người quan tâm tới lĩnh vực tài chính thì chắc chắn sẽ rất tò mò không biết giá trị tài sản ròng được biểu hiện như thế nào trong bản báo cáo tài chính phải không.
Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là vốn chủ sở hữu. Loại vốn này thuộc về các chủ doanh nghiệp, các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông. Có thể nói rằng vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ thường xuyên dành cho doanh nghiệp.
Và đó cũng là lý do tại sao khi doanh nghiệp phá sản, vốn chủ sở hữu luôn được ưu tiên trả các khoản nợ trước rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của từng người.
Vốn chủ sở hữu trong bản báo cáo tài chính bao gồm những gì?
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả thông tin liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, vốn chủ sở hữu cũng là một dữ liệu quan trọng luôn được đề cập tới. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu được thể hiện trong bản báo cáo tài chính với các dạng khác nhau bao gồm:
- Vốn cổ đông.
- Thặng dư từ vốn cổ đông.
- Quỹ đầu tư phát triển.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Một số quỹ khác liên quan tới vốn chủ sở hữu.
Công thức tính giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính
Nếu như bạn đã biết được giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính là gì thì việc xác định công thức sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cụ thể công thức tính giá trị tài sản ròng được thể hiện rõ ràng như sau:
Giá trị tài sản ròng (Vốn chủ sở hữu) = Tổng số tài sản – Các khoản nợ chưa thanh toán
Trong đó:
- Tổng số tài sản: Sẽ bao gồm tài sản lưu động, bất động sản mà doanh nghiệp sở hữu, tài sản tiết kiệm,…
- Các khoản nợ chưa thanh toán: Nợ ngân hàng, vay thế chấp, vay trả góp,…
Để giúp các bạn có thể vận dụng công thức này, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ như sau:
Tập đoàn K trong năm 2021 sở hữu tổng số tài sản khổng lồ lên tới 200 triệu USD. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thì tập đoàn K có vay nợ ngân hàng 65 triệu USD để thực hiện mở rộng kinh doanh. Vậy giá trị tài sản ròng trong bản báo cáo tài chính của tập đoàn K sẽ là:
200 – 65 = 135 (Triệu USD)
Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính
Những thông tin xuất hiện trong báo cáo tài chính đều mang ý nghĩa riêng biệt nhằm giúp cho công ty và các nhà đầu tư phân tích rõ ràng tiềm năng phát triển. Cụ thể ý nghĩa của giá trị ròng đối với từng đối tượng như sau:
Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:
- Giá trị tài sản ròng giống như thước đo tài chính của doanh nghiệp. Biết được giá trị này sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình phải làm gì trong tương lai để thay đổi theo hướng tích cực hơn.
- Nếu giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp dương thì có nghĩa doanh nghiệp đang làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên, nếu giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp âm thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị phá sản
- Giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình, mức độ nợ
- Vốn chủ tài sản ở mức tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vay vốn tại các ngân hàng
Đối với các nhà đầu tư
Giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính không chỉ có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tới các nhà đầu tư nữa. Có thể kể tới một số lợi ích mà giá trị tài sản ròng đem lại như sau:
- Theo dõi giá trị tài sản ròng trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư biết được doanh nghiệp đó có đang hoạt động tốt hay không.
- Giá trị tài sản ròng càng cao càng cho thấy rằng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là rất lớn và có ít khoản vay phải quan tâm tới.
- Giá trị tài sản ròng là một trong những tiêu chí đánh giá cho nhà đầu tư trong việc có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới giá trị tài sản ròng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết ngày hôm nay các bạn đã trang bị được thêm nhiều kiến thức bổ ích về giá trị tài sản ròng. Taichinhusa.com chúc các bạn luôn gặp thuận lợi trong việc phân tích báo cáo tài chính của công ty.
Mã ID: g247