Mỗi khi thực hiện giao dịch chuyển tiền hoặc điều chỉnh quan trọng trên Mobile Banking / Internet Banking, người dùng đều phải dùng đến mã OTP. Đây chính là mật khẩu một lần one time password. Vậy đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP) là gì? Vì sao lại cần dùng đến mã OTP?
Mật khẩu một lần OTP là gì?
Mật khẩu một lần OTP hay one time password ngày càng được ứng rộng rãi trong ngành ngân hàng và nhiều lĩnh vực khác. Đúng như tên gói, mỗi mã OTP chỉ được sử dụng trong một lần duy nhất. Hiệu lực sử dụng của nó chỉ kéo dài 1 phút. Khi hết 1 phút, nếu khách hàng chưa sử dụng, nó sẽ hết hiệu lực.
Khi lập tài khoản ngân hàng hay bất k tài khoản nào khác, người dùng chính là người trực tiếp tạo mật khẩu đăng nhập. Thế nhưng với mật khẩu OTP, không một người dùng nào có thể biết trước. Bởi nó được gửi về ngẫu nhiên từ nhà cung cấp dịch vụ về điện thoại của người dùng.
Trong giao dịch ngân hàng, mã OTP được xem như mật khẩu cấp 2 để người dùng xác nhận giao dịch hoặc các thay đổi quan trọng. Mật khẩu một lần OTP chính là chìa khóa để các giao dịch trực tuyến diễn ra an toàn, hạn chế rủi ro mất mát cho người dùng.
Đặc điểm của của mật khẩu một lần (one time password – OTP)
Không khó để mọi người có thể nhận thấy đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP). Người dùng không thể tạo ra và cũng không thể biết trước chính xác mã OTP. Nếu thực hiện giao dịch chuyển tiền thì chính bên ngân hàng sẽ gửi mã xác nhận về điện thoại người dùng.
Khi hình thức giao dịch online ngày một phổ biến, tin tặc lại ngày càng nhắm đến tài khoản của người dùng nhiều hơn. Việc bổ sung thêm mật khẩu cho mỗi lần xác minh giao dịch đã hạn chế đáng kể tình trạng mất tiền.
Giờ đây, ngay cả khi biết mật khẩu đăng nhập vào Mobile Banking của bạn, hacker cũng chưa chắc thực hiện giao dịch thành công. Bởi mã OTP luôn được gửi trực tiếp đến số điện thoại khách hàng đã đăng ký Banking. Vì vậy, hacker chỉ có chiến đoạt được tiền trong tài khoản nếu có được điện thoại của chủ tài khoản.
Đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP) rất dễ nhận thấy nữa là ở tính hiệu lực ngắn hạn. Hiệu lực sử dụng của mỗi mã OTP chỉ là 1 phút. Sau khoảng thời gian này nếu không kịp nhập, bạn phải thực hiện lại các bước giao dịch để nhận mã OTP mới.
Cách sử dụng mã OTP
Khi đã nắm rõ đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP), bạn cũng nên học cách sử dụng nó. Nói chung, cách sử dụng mã OTP khi giao dịch không có gì khó, đòi hỏi yêu cầu phức tạp cả.
Giả dụ, bạn muốn chuyển tiền online thông qua ứng dụng Mobile Banking. Việc trước tiên bạn cần làm là đăng nhập vào tài khoản Mobile Banking bằng mật khẩu đã tạo. Tiếp đó là hoàn thiện thông tin giao dịch (nhập số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng, số tiền cần chuyển, nội dung chuyển tiền). Nếu kiểm tra thông tin giao dịch đã chính xác, bạn hãy bấm chọn Xác nhận. Tiếp đó, ngân hàng sẽ gửi mã OTP về điện thoại. Việc của bạn là nhập chính xác mã OTP để hoàn tất giao dịch.
Ngay khi nhập mật khẩu một lần, giao dịch sẽ được thực hiện. Nếu nhập sai mã OTP, người dùng đương nhiên phải thực hiện lại giao dịch từ đầu.
Mật khẩu một lần OTP có thể bị lộ không
Nếu hiểu rõ đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP), bạn hẳn nhận thấy rõ tầm quan trọng của mật khẩu tăng cường này. Vậy mã OTP có khả năng bị lộ không? Trên lý thuyết nếu người không bị mất thiết bị đăng ký nhận mật khẩu OTP thì nó rất khó bị lộ.
Tuy nhiên trong thực tế, mã OTP vẫn có thể bị lộ nếu ai đó đọc được tin nhắn có mã OPT trong khi người dùng thực hiện giao dịch. Vì vậy trong khi giao dịch, bạn tuyệt đối không tiết lộ mật khẩu OTP cho bất kỳ ai.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không giao dịch online tại máy tính công cộng. Chẳng hạn như quán nét, máy tính tại phòng làm việc. Khi giao dịch xong thì nên đăng xuất ngay khỏi tài khoản.
Đối với điện thoại đăng ký nhận mã OTP, bạn phải luôn đặt mật khẩu. Đồng thời mật khẩu điện thoại và mật khẩu Banking không nên đặt quá đơn giản kiểu như 1234567, ngày tháng năm sinh, số điện thoại,.. Để đảm bảo an toàn cho tài khoản, mật khẩu cần được thay đổi thường xuyên.
Trường hợp bị mất điện thoại có đăng ký Mobile Banking, bạn phải yêu cầu ngân hàng tạm khóa tài khoản ngay lập tức.
Tổng kết
Qua bài viết này, bạn hẳn đã nắm rõ đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP). Nhờ có lớp mật khẩu tăng cường này, mọi giao dịch online đã diễn ra an toàn hơn. Bởi mã OTP chỉ có hiệu lực sử dụng trong 1 phút, mỗi giao dịch lại được cấp một mật khẩu riêng.