Niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán là một trong những cách kêu gọi vốn đầu tư nhanh và hiệu quả. Ngay từ những năm 2000, doanh nghiệp Việt Nam đã có thể đăng ký niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE và một số sàn giao dịch khác. Sau hơn 20 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được điều kỳ tích. Cụ thể là chỉ số VN INDEX vẫn không ngừng tăng theo từng năm. Vậy chính xác chỉ số VN INDEX là gì?
Chỉ số VN INDEX là gì?
VN INDEX hiểu đơn giản là chỉ số chứng khoán đại diện cho toàn bộ những mã cổ phiếu giá niêm yết tại sàn giao dịch HOSE. Hiện tại, sàn HOSE trực thuộc quản lý của sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
VN INDEX là gì?
Chỉ số VN INDEX luôn cập nhật liên tục dựa theo giá trị vốn hóa thị trường thay đổi theo từng thời điểm. Dựa vào đây nhà đầu tư có thể phần nào nhận biết biến động thị trường, đưa ra dự đoán giá, xây dựng kế hoạch đầu tư trong ngắn hạn hoặc dài hạn.
Điểm chứng khoán cơ sở của VN INDEX tương ứng với 100 điểm. Mức điểm này tính từ ngày 28/7/2000 (thời điểm sàn HOSE chính thức đi vào hoạt động). Kể từ đó đến nay, chỉ số chứng khoán nào có mức tăng trưởng hàng ngàn phần trăm. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch HOSE vẫn không ngừng tăng, minh chứng cho tốc độ phát triển nhanh của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chỉ số VN INDEX cho biết điều gì?
Dựa vào chỉ số VN INDEX, nhà đầu tư sẽ xác định phần nào tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó là sự dịch chuyển của từng nhóm ngành theo các thời kỳ.
Đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam so với quốc gia khác
VN INDEX tượng tự như một thước đo cho phép nhà đầu tư đối chiếu so sánh với thị trường chứng khoán của nhiều quốc gia khác. Mặc dù sự so sánh chỉ mang tính tương đối, nhưng đây cũng được xem như một trong những cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài quyết định có nên rót vốn vào chơi chứng khoán Việt Nam hay không.
Theo dõi sự thay đổi của từng nhóm ngành
Không chỉ cung cấp thông tin tổng quan nhất mà chỉ số VN INDEX còn cho biết đôi nét về sự dịch chuyển của từng nhóm ngành. Chẳng hạn như hồi đầu tháng 5 năm 2021, thị trường chứng kiến sự tăng điểm mạnh mẽ của các mã cổ phiếu ngân hàng, công nghệ, vật liệu xây dựng,.. Dựa vào mức tăng trưởng này có thể thấy rằng các nhóm ngành đó đang phát triển khá tốt.
Phân loại mức độ tăng trưởng của từng nhóm cổ phiếu
Thông thường khi đã chọn ra nhóm ngành có tiềm năng nhất, nhà đầu tư sẽ tiếp tục lựa chọn một vài cổ phiếu lĩnh xướng nhóm ngành đó. Quá trình lựa chọn luôn cần phải có bước so sánh mức độ tăng trưởng đã lựa chọn so với chỉ số VN INDEX.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 năm trở lại đây đã chứng kiến sự phân hóa tăng trưởng giữa các nhóm cổ phiếu.
- Nhóm cổ phiếu tăng trưởng thần kỳ: Đạt mức tăng từ 6 đến 7 so với giá gốc, từ trường từ 45% đến 50%.
- Nhóm cổ phiếu tăng trưởng khả quan: Đạt mức tăng từ 3 đến 4 so với giá gốc, từ trường từ 30% đến 35%.
- Nhóm cổ phiếu tăng trưởng trung bình: Đạt mức tăng từ 1 đến 2 so với giá gốc, từ trường từ 10% đến 15%.
- Nhóm cổ phiếu hoạt động kém hiệu quả: Hoạt động không có lãi, thậm chí còn thua lỗ từ 20% đến 40%.
Yếu tố tác động đến chỉ số VN INDEX
Chỉ số VN INDEX luôn bị tác động bởi khá nhiều yếu tố. Đó có thể là tâm lý của nhà đầu tư, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết.
- Tâm lý của nhà đầu tư: Nếu như phần lớn nhà đầu tư đều cảm thấy khả quan, tin tưởng vào thị trường, chỉ số VN INDEX thường có xu hướng tăng hoặc ổn định. Ngược lại nếu như tâm lý nhà đầu tiên hoang mang, không còn tin tưởng vào sự tăng trưởng, chỉ số VN INDEX giảm là tất yếu.
- Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế: Nền tảng kinh tế phát triển ổn định là nền tảng để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định. Chỉ số VN INDEX tăng điểm không có gì là quá khó hiểu. Tuy nhiên nếu như nền kinh tế đi xuống, thị trường chứng khoán sẽ khó khởi sắc, kéo theo mức giảm của VN INDEX.
- Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp là tiền đề để hỗ trợ giá cổ phiếu tăng. Khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó đương nhiên sẽ đi xuống.
Lịch sử thăng trầm của chỉ số VN INDEX
Chỉ số VN INDEX là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau hơn 20 năm kể từ thời điểm đầu tiên sàn HOSE mở phiên giao dịch lần đầu, VN INDEX đã tăng trưởng đến cả ngàn lần. Thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trong phần này chúng ta sẽ cùng điểm lại những dấu mốc thăng trầm của chỉ số VN INDEX.
- Năm 2000: Sàn HOSE tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Trong 2 phiên giao dịch đầu tiên đã có 2 cổ phiếu mới được niêm yết, giá trị giao dịch ước đạt 270 tỷ USD. Mức điểm khởi đầu cho chỉ số VN INDEX là 100 điểm.
- Năm 2001: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên thực hiện mua 100 cổ phiếu của TMS với giá trị tương 65.000 VND / cổ phiếu.
- Năm 2002: Thời gian thanh toán bù trừ đã chính thức được rút gọn xuống T+3. Từ đó thúc đẩy tốc độ quay vòng vốn, gia tăng tính thanh khoản cho thị trường. Bên cạnh đó số phiên giao dịch đã tăng từ 3 lên 5 phiên.
- Năm 2003: Thị trường chính thức có thêm sự tham gia của công ty quản lý quỹ đầu tiên (VFM).
- Năm 2004: Chứng chỉ quỹ được chấp nhận giao dịch. Trong đó, VFMVF1 sở hữu số vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ VND. Đây cũng chính là là một trong quỹ đại chúng hoạt động đầu tiên tại thị trường Việt Nam.
- Năm 2005: Sàn HOSE đã tiến hành tổ chức phiên giao dịch đấu giá cổ phần đối đầu tiên với doanh nghiệp thuộc quản lý nhà nước. Chính phủ ban hành quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 49% cổ phần trong các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (tăng 19%).
- Năm 2006: Luật chứng khoán chính thức được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 9. Từ đây thị trường chứng khoán Việt Nam đã có điều kiện và hành lang pháp lý để phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên cũng trong năm đó, lần đầu tiên kể từ khi hoạt động, sàn HOSE phải tạm ngừng giao dịch để khắc phục sự cố kỹ thuật. Sau đó 3 ngày, hệ thống giao dịch trên sàn HOSE mới hoạt động bình thường trở lại.
- Năm 2007: Chỉ số VN INDEX lần đầu tiên trong lịch sử vượt mức 1.000 điểm. Vào ngày 12/3/2007, VN INDEX thiết lập mức đỉnh 1170.67 điểm. Nhằm tạo tính thanh khoản, tạo cơ hội nhiều hơn ngày đầu tiên tham tham gia, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM đã chuyển đổi thành sở giao dịch (sàn HOSE).
- Năm 2008: Trước sự thoái kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ số VN INDEX từ 921.07 điểm giảm xuống chỉ còn 605.45 điểm. Để bình ổn thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lúc bây giờ đã phải can thiệp điều chỉnh biên độ giá đến tận 4 lần.
- Năm 2009: Sàn HOSE giới thiệu thể tích giao dịch trực tuyến vào đầu năm 2009. Ngồi đó nhà giao dịch tại Việt Nam và trên thế giới đã có cơ hội để dễ dàng để tiếp cận hơn các mã cổ phiếu niêm yết tại sàn HOSE.
- Năm 2010: Dự luật chứng khoán sửa đổi bổ sung đã được Quốc Hội thông qua. Bộ luật này sẽ hạn chế tình trạng thao túng thị trường, hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường đã cấp phép.
- Năm 2011: Giao dịch ký quỹ bắt đầu triển khai, thúc đẩy gia tăng tính thanh khoản, đa dạng hóa loại hình giao dịch. Cũng trong năm đó, 4 cá nhân thực hiện hành vi thao túng giá cổ phiếu bị xử lý theo bộ luật hình sự theo khung dự luật chứng khoán đã thông qua trước đó.
- Năm 2012: Sàn HOSE thực hiện một số điều chỉnh kỹ thuật để giải quyết một số tồn tại và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia. Nổi bật phải kể đến sự kiện sàn HOSE giới thiệu chỉ số VN30, tổ chức thêm phiên giao dịch buổi chiều vào 5 ngày trong tuần. Đồng thời kích hoạt lệnh dừng thị trường.
- Năm 2013: Thị trường chiến thương phù hợp nhất của hai công ty chứng khoán hàng đầu MB và VIT. Đây là sự kiện đánh dấu quá trình tái cơ cấu của các công ty chứng khoán có tầm ảnh hưởng trên thị trường lúc bấy giờ.
- Năm 2014: Sàn HOSE cho ra mắt bộ chỉ số mới khi cho phép nhà đầu tư cập nhật nhanh và chính xác biến động thị trường. Không lâu sau đó, hình thức quỹ ETF cũng được giới thiệu.
- Năm 2015: Chính phủ thông qua ra dự luật cho phép nhà giao dịch nước ngoài đầu tư không hạn chế vào doanh nghiệp đại chúng, hoạt động tại Việt Nam trong mọi ngành nghề.
- Năm 2016: Tất cả cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE bắt đầu phân nhánh thành từng nhóm ngành.
- Năm 2017: Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp thiết lập nhiều đỉnh mới. Theo đó chỉ số vn INDEX tăng trên 45%, vốn hóa thị trường cũng tăng trên 70%. Trong đó nhà đầu tư đầu tư nước ngoài đã đóng góp hơn 31 tỷ USD.
- Năm 2018: Lần đầu tiên VN INDEX đạt mức điểm 1.204,33. Giá trị các thương vụ IPO thuộc hàng top châu Á.
- Năm 2019: Sàn HOSE giới thiệu bộ ba chỉ số đầu tư chưa từng xuất hiện trên thị trường. Quốc hội tiếp tục thông qua dự Luật chứng khoán sửa đổi.
- Năm 2020: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ suy thoái tương đối mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID, biến động chính trị trên toàn cầu. Thời điểm cuối tháng 6/ 2020, chỉ số VN INDEX chỉ còn đạt mức điểm 825.11.
- Năm 2021: Đầu năm 2021, Việt Nam phải đối mặt với chế tình trạng dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều đầu tàu kinh tế. Thị trường chứng khoán mặc dù đạt được mức tăng trưởng khá tốt nhưng cũng có thời điểm chỉ số VN INDEX giảm mạnh. Tính đến thời điểm cuối tháng 7, chỉ số VN INDEX đang đạt trên 1.290.
Trong đầu năm 2021, chỉ số VN INDEX từng có thời điểm vượt mức 1.400 điểm. Đây là con số tương đối bất ngờ trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID. Tuy nhiên nó cũng cho thấy ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn chứng khoán là mảnh đất làm ăn mới.
Tìm hiểu về chỉ số VN30
Như vừa đề cập trong phần tích lịch sử biến động của chỉ số VN INDEX thì từ năm 2012, sàn HOSE đã giới thiệu chương chỉ số VN30. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng đây là một số đại diện cho 30 mã cổ phiếu giá niêm yết trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch và giá trị vốn hóa đứng đầu thị trường.
Thống kê thống kê đã cho thấy, những mã cổ phiếu thuộc nhóm VN30 điểm đến 80% toàn bộ giá trị vốn hóa thị trường và trên 60% khối lượng mua bán. Theo đúng thông lệ thì cứ vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm, người ta lại cập nhật danh sách cổ phiếu góp mặt trong danh sách VN30 một lần.
Quy trình lựa chọn cổ phiếu vào danh sách VN30 sẽ diễn ra trong 4 bước cơ bản nhưng rất chặt chẽ.
- Bước 1: Chọn ra 50 mã cổ phiếu giá trị bình quân theo ngày và trong 6 tháng gần nhất. Trong top 50 là người ta sẽ không tính cổ phiếu đã bị nhắc nhở cảnh cáo, tạm ngừng giao dịch. Và 5 mã cổ phiếu đứng đầu (niêm yết từ trên 3 tháng) lập tức gặp mặt trong danh sách VN30.
- Bước 2: Những mã cổ phiếu có thể để lưu hành tự do không đạt 5% từ bị loại bỏ ra khỏi danh sách.
- Bước 3: Người ta bắt đầu sắp xếp 20 mã cổ phiếu sở hữu giá trị vốn hóa và khối lượng giao dịch nhiều nhất theo thứ tự giảm dần. Theo đó 20 mã cổ phiếu đầu tiên trong danh sách sẽ được chọn vào top VN30. Các mã cổ phiếu có thứ tự từ 21 đến 40 tiếp tục được xem xét lựa chọn. Thông thường những mã cổ phiếu đã có mặt trong VN30 trước đó sẽ có lợi thì ưu tiên hơn so với các cổ phiếu mới.
- Bước 4: Sàn HOSE chuyển thành xét tuyển lần cuối trước khi công bố cổ phiếu đại diện cho chị số VN30.
Phương pháp tính chỉ số VN INDEX
Tính toán chỉ số VN INDEX, người ta thường dựa vào công thức sau:
Trong công thức trên, bạn cần chú ý đến một thời đại lượng như:
- Q1i cho biết khối lượng cổ phiếu i lưu hành trên thị trường là bao nhiêu
- P1i cho biết giá trị cổ phiếu i tại thời điểm lưu hành
- Q0i cho biết khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
- P0i cho biết giá trị cổ phiếu i tính tại thời kỳ gốc
Tuy nhiên với công thức trên nếu như có thêm cổ phiếu mới niêm yết, kết quả sẽ không được chính xác. Lúc này người ta sẽ sử dụng một công thức khác để xác định số chia.
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam
Ngoài VN INDEX, thị trường chứng khoán Việt Nam còn có hệ thống các chỉ số quan trọng khác. Bao gồm HNX INDEX, UPCOM INDEX, VN30-INDEX,..
UPCOM INDEX là gì?
Thị trường UPCOM là nơi hoạt động của những cổ phiếu thuộc các công ty chơi được niêm yết trên sở chứng khoán Hà Nội (sàn HNX). Nó đóng vai trò phụ trợ cho sự phát triển chung của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có thêm cơ hội tiếp cận với nhà đầu tư.
Về phía nhà đầu tư, họ cũng được bảo vệ tốt hơn thông qua hệ thống giao dịch hoàn chỉnh của thị trường UPCOM. Nói chung nhờ có UPCOM, các công ty đại chúng đã có thêm cơ hội để tiếp cận với một thị trường chứng khoán rộng lớn, lợi cho phép họ huy động vốn nhanh.
Muốn tính toán chỉ số UPCOM INDEX, bạn cần xác định chính xác tổng giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó là giá trị thị trường của những cổ phiếu niêm yết trước đó. Mức điều cơ sở của UPCOM INDEX cũng là 100 tự như VN INDEX.
HNX INDEX là gì?
HNX INDEX là một trong những chỉ số đại diện cho mức độ tăng trưởng hoặc suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, nó sẽ đại diện cho toàn bộ cổ phiếu đã niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX INDEX). Thời gian đầu, HNX INDEX còn có tên gọi là HASTC. Bởi sàn giao dịch HNX INDEX vốn chuyển đổi từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Dựa vào chỉ số HNX INDEX, nhà đầu tư có thể phần nào đánh giá tổng quan mức độ hoạt động của những mã cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX. Trong trường hợp cần tính toán chỉ số VN INDEX, bạn có thể áp dụng công nghệ:
Trong đó bạn cần lưu ý rằng giá trị thị trường luôn bằng với giá trị cổ phiếu nhân với chính số lượng cổ phiếu đó. Đối với giá tham chiếu trên sàn HNX trong phiên giao dịch hôm sau lại chính là bình quân giá của các giao dịch thực hiện trong khoảng 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch trước đó.
HOSE VN INDEX là gì?
HOSE VN INDEX về cơ bản chính là chỉ số VN INDEX mà chúng ta đã đi phân tích từ đầu bài viết. Nó thể hiện cho mức điểm trung bình của toàn bộ cổ phiếu đang niêm yết tại sàn giao dịch HOSE. Tên gọi HOSE VN INDEX được một số nhà đầu tư sử dụng cốt yếu để phân biệt dễ dàng với chỉ số HNX INDEX, UPCOM INDEX.
Cập nhật chỉ số VN INDEX hôm nay
Khoảng đầu năm 2021 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động mạnh. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nguồn vốn đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán vẫn tăng mạnh. Từng có lúc sàn HOSE phải tạm ngừng giao do khối lượng giao dịch quá lớn.
Trong tháng 6/2021, chỉ số VN INDEX từ vượt mức 1.400 điểm. Tuy nhiên không lâu sau đó thị trường lại bắt đầu giảm điểm mạnh. Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 7 năm 2021 khi chúng tôi đang tổng hợp bài viết này, chỉ số VN INDEX đang đạt mức điểm trên 1.310 điểm.
Kết luận
Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động chuyên nghiệp đã hơn 20 năm. Trong thời gian đó, mặc dù không ít thăng trầm đã diễn ra nhưng nhìn chung chứng khoán Việt vẫn có xu hướng đi lên. Từ mức điểm 100 ban đầu, VN INDEX từng có thời điểm vượt mức 1.400 điểm. Đây chính là minh chứng rõ nhất cho hoạt động sôi nổi của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến đây sau chia sẻ của bài viết, định nghĩa VN INDEX là gì đã được chúng tôi làm rõ!