Công ty cổ phần được biết tới là mô hình công ty với quy mô mở rộng, không bị giới hạn về số lượng nhà đầu tư. Vì vậy mà với loại hình công ty cổ phần, rất nhiều người thắc mắc rằng hiện tại cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên cũng như quy định về vốn điều lệ của công ty cổ phần, hãy cùng taichinhusa.com tìm hiểu qua bài viết sau.
Cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần:
Dựa vào Luật doanh nghiệp hiện hành, hiện tại vốn điều lệ của công ty cổ phần quy định cụ thể sau đây.
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ là tổng giá trị của cổ phần đã được bán các loại. Như vậy cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần ở thi điểm đăng ký để thành lập công ty sẽ là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần các loại được đăng ký mua, được ghi nhận rõ ràng tại Điều lệ công ty.
- Ví dụ về cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần: Công ty cổ phần C ở thời điểm tiến hành đăng ký thành lập cho doanh nghiệp đăng ký bán với 500,000 CP có mệnh giá là 10,000 đ/CP và cổ đông đăng ký mua với 200,000 CP. Như vậy vốn điều lệ của công ty cổ phần C khi đó = 10,000 đ/CP x 200,000 CP = 2,000,000,000 đ.
Trong suốt quá trình hoạt động, vốn điều lệ của công ty cổ phần hoàn toàn có thể thay đổi. Tuy nhiên cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ không thay đổi. Tức công ty cổ phần có thể giảm hoặc tăng vốn điều lệ tùy thuộc vào sự phát triển công ty. Nhưng muốn thay đổi được vốn điều lệ, công ty phải làm những thủ tục thay đổi và thông báo lên cho Sở Kế hoạch, đầu tư.
Ngoài ra mức vốn này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Quy mô hoạt động và khả năng tài chính công ty:
Bên cạnh cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần trên thì loại vốn này hoàn toàn có thể kê khai tùy thuộc vào mong muốn, khả năng của cổ đông công ty. Vì vốn điều lệ này nhằm mục đích là phục vụ cho mục đích kinh doanh của công ty này.
Căn cứ dựa trên ngành nghề kinh doanh đăng ký:
Với ngành nghề kinh doanh thông thường không có yêu cầu gì về vốn pháp định và vốn ký quỹ nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể kê khai về vốn điều lệ tùy thuộc vào điều kiện, mong muốn và khả năng của bản thân.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký đối với ngành nghề kinh doanh và yêu cầu về vốn thì khi đó tối thiểu phải kê khai vốn điều lệ bằng với vốn pháp định đã được quy định dựa trên ngành nghề. Đối với trường hợp này sẽ không quy định mức vốn điều lệ tối đa, tuy nhiên lại có quy định vốn điều lệ tối thiểu, nhưng cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ không thay đổi. Vì vậy trong trường hợp này doanh nghiệp cần phải hết sức chú ý.
Tìm hiểu về công ty cổ phần:
Với những thông tin về cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần, để hiểu rõ hơn, hãy cùng điểm qua một số đặc điểm chính về loại hình công ty cổ phần này.
Theo đó công ty cổ phần chính là loại hình doanh nghiệp mà trong đó:
- Vốn điều lệ đã được chia ra thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần.
- Số lượng cổ đông phải ít nhất là 3 và cổ đông có thể sẽ là cá nhân hoặc tổ chức.
- Cổ đông sẽ không chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài sản khác và những khoản nợ của công ty cổ phần thuộc phạm vi số vốn đã được góp.
- Cổ đông hoàn toàn có quyền chuyển nhượng về cổ phần của bản thân theo đúng quy định cho người khác nhưng cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ không thay đổi.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là gì?
Với những thông tin về công ty cổ phần cũng như cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần trên, vậy hiện tại vốn điều lệ của công ty cổ phần là gì?
Theo đó vốn điều lệ nói chung sẽ là tổng giá trị tài sản được những thành viên trong công ty, chủ sở hữu của công ty góp hoặc cam kết góp ở thời điểm thành lập nên công ty hợp danh, công ty TNHH và là tổng mệnh giá của cổ phần đã được bán hay được đăng ký mua ở thời điểm thành lập công ty.
Cụ thể đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ đã được quy định trong điều 112 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó thì vốn điều lệ của CTCP chính là tổng mệnh giá
Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Trường hợp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá của cổ phần các loại đã đăng ký mua, được ghi trong Điều lệ của công ty.
Thời hạn góp vốn:
Theo như những quy định về cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần vậy hiện tại thời hạn góp vốn là trong bao lâu?
Theo đó số cổ phần được đăng ký mua ở thời điểm đăng ký thành lập nên doanh nghiệp trong vòng 90 ngày phải được thanh toán tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận về đăng ký doanh nghiệp. Nhưng Điều lệ công ty hay hợp đồng đăng ký về việc mua cổ phần hoàn toàn có thể quy định trong 1 khoảng thời gian ngắn hơn khác. Và cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ không thay đổi.
Những cổ đông sáng lập phải đăng ký mua cùng nhau ít nhất là 20% trên tổng cổ phần phổ thông đã được quyền chào bán ngay khi đăng ký thành lập nên doanh nghiệp. Đối với trường hợp cổ đông sử dụng tài sản để góp vốn thì thời gian để vận chuyển nhập khẩu và thực hiện những thủ tục về hành chính chuyển quyền để sở hữu tài sản đó sẽ không được tính vô thời hạn góp vốn này. Tuy nhiên cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần cũng sẽ không thay đổi.
Kể từ khi kết thúc thời hạn thanh toán đủ cổ phần đăng ký, trong thời hạn 30 ngày, công ty bắt buộc phải đăng ký để điều chỉnh vốn điều lệ sao cho bằng với mệnh giá của số cổ phần được thanh toán đủ và trừ trường hợp đăng ký thay đổi về số cổ đông sáng lập hoặc số cổ phần chưa được thanh toán đã bán hết trong thời gian này.
Hình thức xử lý khi cổ đông không góp vốn cho công ty cổ phần:
Theo như những tìm hiểu về quy định và cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần trên thì thời hạn góp vốn sẽ là 90 ngày và Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm về việc đôn đốc, giám sát thanh toán đúng hạn và đầy đủ những cổ phần mà cổ đông đã thực hiện đăng ký mua.
Nếu như sau thời gian quy định mà cổ đông vẫn chưa thanh toán hay chỉ thanh toán được 1 phần thì sẽ thực hiện theo quy định:
- Những cổ đông thực thanh toán về số cổ phần không là cổ đông công ty và sẽ không được phép chuyển nhượng về quyền mua cổ phần cho người khác.
- Cổ đông chỉ thanh toán 1 phần số cổ phần đã tiến hành đăng ký mua sẽ nhận lợi tức, biểu quyết và những quyền khác tương ứng đối với cổ phần đã thanh toán và không được chuyển nhượng cho những người khác.
- Công ty phải đăng ký điều chỉnh về vốn điều lệ bằng với giá trị của mệnh giá cổ phần đã thanh toán đầy đủ và trong vòng 30 ngày thay đổi về cổ đông sáng lập.
- Số cổ phần chưa được thanh toán sẽ xem là cổ phần chưa bán, Hội đồng quản trị công ty cổ phần sẽ được quyền bán.
- Cổ đông chưa thanh toán đủ hoặc chưa thanh toán số cổ phần theo như Quy định của vốn điều lệ công ty phải chịu trách nhiệm ứng với những nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời gian quy định.
Trong công ty cổ phần có cần chứng minh vốn điều lệ không?
Với những thông tin về cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần trên, vậy hiện tại trong công ty cổ phần có cần chứng minh vốn điều lệ không? Theo đó:
- Hiện tại thường doanh nghiệp không cần phải chứng minh về vốn điều lệ. Sau khi thành công công ty, trong tài khoản ngân hàng không cần phải chứng minh về vốn điều lệ. Trừ những trường hợp công ty đang kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn ký quỹ.
- Thực tế hiện tại, sau khi đã đăng ký về mức vốn điều lệ của công ty, rất nhiều doanh nghiệp sau đó cũng không cần phải chứng minh mà chỉ cần hoạt động sao cho hiệu quả và quản lý một cách chặt chẽ việc kinh doanh nằm trong khả năng kiểm soát của bản thân.
Ví dụ hiện có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký vốn điều lệ với mức 2 tỷ. Tuy nhiên trên thực tế họ sẽ không có đủ 2 tỷ và doanh nghiệp vẫn hoạt động được bình thường. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam thực tế chưa góp đủ về mức vốn điều lệ vào cho công ty đang hoạt động.
Những loại tài sản có thể góp vào vốn điều lệ của công ty:
Theo như những quy định và cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần, hiện tại cổ đông có thể góp bằng tài sản có giá trị. Vậy những loại tài sản có thể góp vào vốn điều lệ của công ty hiện nay là gì?
Theo như quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay:
- Tài sản góp vốn hoàn toàn có thể là ngoại tệ được tự do chuyển đổi, Đồng Việt Nam, giá trị về quyền sử dụng đất, vàng, giá trị về quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, những tài sản khác có thể dùng đồng Việt Nam để định giá. Như vậy bạn hoàn toàn có thể góp bằng những tài sản như ô tô, bất động sản, quyền sử dụng về cho thuê mặt bằng,… miễn là có văn bản thỏa thuận và đồng ý về giá trị của tài sản từ tất cả những thành viên góp vốn.
- Sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn gồm có quyền tác giả và quyền liên quan tới quyền tác giả, quyền với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp và những quyền sở hữu trí tuệ khác dựa trên quy định về sở hữu trí tuệ của pháp luật. Chỉ những tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu về những quyền hợp pháp nói trên mới có quyền dùng những tài sản đó và góp vốn. Những quyền trên cần định giá hay thỏa thuận với những thành viên về giá trị của tài sản đó và sau đó quy đổi về giá trị ra tiền VNĐ, đồng thời ghi vào biên bản về góp vốn tài sản.
Những trường hợp có thể giảm vốn điều lệ công ty:
Hiện tại công ty có thể giảm vốn điều lệ, tuy nhiên cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ không thay đổi.
Một số trường hợp có thể giảm vốn điều lệ của công ty dựa trên quy định mới nhất của pháp luật như sau:
- Giảm vốn dựa vào quyết định từ Đại hội đồng cổ đông: Theo đó Công ty phải hoàn trả lại 1 phần vốn góp cho những cổ đông theo như tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty. Đối với điều kiện là công ty đã liên tục hoạt động kinh doanh từ 2 năm trở lên, đảm bảo thanh toán đủ những khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác từ sau khi đã hoàn trả trả lại cho cổ đông.
- Vốn điều lệ không được những cổ đông thanh toán đúng hạn và đầy đủ.
- Công ty thực hiện mua lại những cổ phần đã bán.
Với những trường hợp trên công ty cổ phần hoàn toàn có thể giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên về cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ không có sự thay đổi.
Bài viết trên taichinhusa.com đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy định cũng như cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách thức tính cũng như những trường hợp có thể giảm vốn hiện nay. Đặc biệt là hiểu đúng về thời hạn góp vốn theo đúng quy định của pháp luật.