Thứ Bảy, Tháng Năm 21, 2022
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ
Taichinhusa.com
  • Trang chủ
  • Bảo Hiểm
    Chỉ số VN INDEX giúp đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam so với quốc gia khác

    VN INDEX là gì? Phân biệt VN INDEX và các chỉ số chứng khoán khác

    Tài sản ròng là gì?

    Giá trị tài sản ròng là gì? Tầm quan trọng của giá trị tài sản ròng

  • Vay Vốn
  • Ngân Hàng
  • Kiến thức
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bảo Hiểm
    Chỉ số VN INDEX giúp đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam so với quốc gia khác

    VN INDEX là gì? Phân biệt VN INDEX và các chỉ số chứng khoán khác

    Tài sản ròng là gì?

    Giá trị tài sản ròng là gì? Tầm quan trọng của giá trị tài sản ròng

  • Vay Vốn
  • Ngân Hàng
  • Kiến thức
No Result
View All Result
Taichinhusa.com
No Result
View All Result
Home Tin tức

Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay mới nhất

taichinhusa by taichinhusa
9 Tháng Mười, 2021
0
Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay trên excel

Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay trên excel

0
SHARES
6k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mục lục nội dung

  1. Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay mới nhất 
  2. Mẫu bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
  3. Lưu ý một số quy định của pháp luật về trả nợ và lãi vay
  4. Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo dư nợ giảm dần
    1. Dư nợ giảm dần là gì?
    2. Phân biệt dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu
    3. Cách tính lãi theo dư nợ giảm dần
    4. Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo dư nợ giảm dần

Khi vay nợ tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, người vay tiền thường băn khoăn không biết làm thế nào để quản lý các khoản vay hiệu quả? Để trả nợ đúng hạn, đúng số tiền, nhiều người lựa chọn phương pháp lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay. Đây là phương pháp giúp bạn quản lý các khoản vay và lãi thông qua bảng biểu. Vậy cách lập bảng thế nào? Khi lập bảng cần lưu ý gì? 

Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay thế nào?
Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay thế nào?

Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay mới nhất 

Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay không quá khó. Tuy nhiên, để lập bảng chính xác, hiệu quả thì không hề đơn giản. Bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay là bảng thông tin thể hiện kế hoạch, nội dung khoản nợ, tiền lãi và các thông tin vay. Đồng thời, trên bảng cũng phải thể hiện số dư nợ còn lại, số nợ đầu kỳ, kỳ hạn trả nợ và lãi suất tương ứng với khoản vay.

Khi lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay, bạn cần lưu ý tới các yếu tố sau:

  • Kỳ trả nợ: đây là kỳ trả gốc và lãi mà bạn cần thực hiện thanh toán. Kỳ trả nợ sẽ được xác định theo kỳ hạn vay và kỳ hạn trả lãi của gói vay. 
  • Dư nợ đầu kỳ: đây là số tiền gốc còn phải trả ở mỗi kỳ. Dư nợ đầu kỳ sẽ bằng số nợ còn lại  của kỳ liền trước đó. 
  • Thanh toán vốn gốc: đây là số tiền gốc sẽ trả vào kỳ đó. Thanh toán vốn gốc được tính theo công thức: tổng số tiền vay/tổng số kỳ vay (số kỳ vay này được tính theo số kỳ đã quy đổi). 
  • Thanh toán tiền lãi: Tương tự như thanh toán vốn gốc, thanh toán lãi là số tiền lãi mà bạn sẽ phải trả trong kỳ. Số tiền lãi được tính bằng số nợ đầu kỳ x lãi suất khoản vay.
  • Cuối cùng, bạn sẽ cần tính gốc và lãi phải trả trong kỳ. 
Khi lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay, bạn cần lưu ý tới các đối tượng có trong bảng
Khi lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay, bạn cần lưu ý tới các đối tượng có trong bảng

Mẫu bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã xác định được các thông tin trong bảng, chúng ta có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo mẫu sau:

Kỳ trả nợ

Dư nợ đầu kỳ (Di)Thanh toán lãi (Ii)Thanh toán vốn (Li)

Tổng thanh toán (ai)

(i)

1

D1I1 = D1.rL1 = a – I1

a

2

D2 = D1 – M1I2 = D2.rL2 = a – I2

a

…

…

nDn = Cn-1 – Mn-1In = Dn.rLn = a – In

a

Tổng

a.n

Trong đó: 

  • i là kỳ trả nợ. Giá trị lớn nhất của i là kỳ trả nợ cuối cùng của khoản vay.
  • n là tổng số kỳ của khoản nợ mà người vay phải trả.
  • Di là số dư nợ ở đầu vào của kỳ, kỳ trả nợ được tính là kỳ trả nợ i.
  • r là lãi suất của gói vay.
  • Ii là số tiền lãi phải thanh toán trong kỳ i.
  • Li là số tiền vay gốc phải trả trong kỳ i.
  • a là tổng số tiền người vay phải trả trong kỳ, bao gồm cả gốc và lãi. 

Từ bảng trên, bạn có thể dễ dàng quản lý được số lãi và gốc phải trả trong kỳ. Từ đó có kế hoạch trả tiền hiệu quả và kịp thời.

Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay tùy theo nhu cầu, miễn sao dễ hiểu nhất
Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay tùy theo nhu cầu, miễn sao dễ hiểu nhất

Lưu ý một số quy định của pháp luật về trả nợ và lãi vay

Các cá nhân có thể tự lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay để quản lý số tiền phải trả trong kỳ. Tuy nhiên, khi lập kế hoạch trả lãi và gốc, bạn cần lưu ý tới các quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có các quy định hết sức cụ thể về việc cho vay và trả nợ của cá nhân, tổ chức. Khi lập kế hoạch, bạn cần lưu ý các quy định này để có kế hoạch phù hợp nhất, đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

  • Lãi vay sẽ được thỏa thuận bởi người vay và người cho vay. Thường thì việc vay và cho vay sẽ diễn ra giữa tổ chức tín dụng và cá nhân/tổ chức. Lãi vay phải được quy định cụ thể tại hợp đồng/thỏa thuận vay tiền. Đồng thời, lãi vay phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là bộ luật dân sự 2015 và luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng như các văn bản liên quan. 
  • Các bên có thể thống nhất và đưa ra thỏa thuận về mức lãi suất vay vốn. Tuy nhiên, tiền lãi không được vượt quá 20%/năm của tổng số tiền vay, trừ các trường hợp khác được pháp luật quy định.
  • Trường hợp lãi suất không được quy định, thỏa thuận rõ ràng, nếu các bên xảy ra tranh chấp, lãi suất sẽ được xác định là 50% lãi suất giới hạn theo quy định. Mức lãi suất này được tính tại thời điểm trả nợ. 
  • Trường hợp quá hạn mà người vay chưa trả lãi trên nợ gốc sẽ bằng 150% lãi vay theo hợp đồng. Thời gian tính lãi gia tăng được tính theo thời gian chậm trả. 
Khi lập kế hoạch, bạn cần lưu ý các quy định của pháp luật
Khi lập kế hoạch, bạn cần lưu ý các quy định của pháp luật

Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo dư nợ giảm dần

Hiện nay, vay và trả theo dư nợ giảm dần là hình thức trả lãi phổ biến nhất. Rất nhiều người lựa chọn phương thức trả lãi này. Vì thế, việc lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay tính dư nợ giảm dần trong Excel là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy lập bảng tính dư nợ giảm dần thế này?

Dư nợ giảm dần là gì?

Trước khi lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay dư nợ giảm dần, chúng ta cần hiểu về khái niệm này. Hiểu một cách đơn giản, dư nợ giảm dần là một hình thức trả lãi. Theo cách tính này, số tiền nợ phải trả sẽ giảm dần theo từng kỳ trả nợ. Số dư nợ này sẽ giảm tính từ thời điểm người vay hoàn thành việc trả một phần số tiền vay ban đầu. 

Vào các kỳ thanh toán, người thanh toán sẽ trả cả tiền lãi. Nếu có phần dư thì sẽ trừ vào tiền gốc phải trả. Hình thức vay này thường áp dụng với các khoản vay của cá nhân, dự án đầu tư nhỏ, vay mua xe, mua nhà… 

Dư nợ giảm dần là hình thức tính lãi phổ biến
Dư nợ giảm dần là hình thức tính lãi phổ biến

Phân biệt dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu

Nhiều người khi lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay thường nhầm dư nợ giảm dần và dư nợ ban đầu. Tuy nhiên, đây là 2 cách tính lãi có cách tính hoàn toàn khác nhau. Dư nợ ban đầu là cách tính lãi dựa trên khoản vay gốc của khách hàng. Cách tính này được áp dụng trong suốt thời gian vay và trả lãi. 

Trong 2 cách tính này, số lãi phải trả khi tính theo dư nợ giảm dần sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trả lãi theo dư nợ giảm dần đang được áp dụng phổ biến hơn. Để hiểu rõ hơn về 2 hình thức trả lãi này, bạn có thể nhờ các nhân viên tư vấn để hiểu tường tận. 

Cách tính lãi theo dư nợ giảm dần

Hiện nay, số tiền lãi theo dư nợ giảm dần được tính theo công thức:

Tiền lãi tháng đầu = tổng số tiền vay ban đầu x lãi suất cố định 

Những tháng tiếp theo, tiền lãi được tính theo công thức:

Tiền lãi = số tiền gốc còn lại x lãi suất vay

Từ 2 công thức trên, có thể tính được số tiền lãi khách hàng phải trả hàng tháng sẽ là:

Số tiền cần trả = số tiền vay/thời gian vay + số tiền gốc x lãi suất hàng tháng. 

Để hiểu rõ các công thức trên, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Một khách hàng vay 100 triệu, thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất 10%/năm. Áp dụng công thức, tháng đầu tiên, lãi suất sẽ được tính trên 10 triệu nên số tiền gốc phải thanh toán là 1 triệu. Từ tháng thứ 2, tiền lãi được tính trên 9 triệu, khách hàng vẫn phải thanh toán 1 triệu. Tháng thứ 3, thứ 4 cũng tương tự như vậy, mỗi tháng sẽ được giảm 1 triệu đã trả của tháng trước đó. 

Số lãi phải trả khi tính theo dư nợ giảm dần sẽ cao hơn dư nợ ban đầu
Số lãi phải trả khi tính theo dư nợ giảm dần sẽ cao hơn dư nợ ban đầu

Cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay theo dư nợ giảm dần

Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay trên excel. Tương tự cách lập bảng ở trên, bạn cũng cần tính các yếu tố/đối tượng cần xuất hiện trong bảng. Khi lập bảng tính dư nợ giảm dần, bạn cần lập đủ các đối tượng sau:

  • Số tiền gốc của khoản vay
  • Kỳ hạn vay
  • Ngày vay cụ thể
  • Lãi suất (theo năm)
  • Số tiền lãi trả theo kỳ
  • Kỳ trả lãi
  • Cách tính lãi theo dư nợ giảm dần. 
Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay trên excel
Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay trên excel

Sau đó, bạn sẽ lập một bảng gồm các ô theo các đối tượng trên. Sau đó, để tính giá trị các ô, bạn thực hiện đánh giá theo các yếu tố:

  • Kỳ: là thời điểm thực hiện thanh toán cả gốc và lãi. Tổng số kỳ trả tiền được tính theo tổng thời gian vay và số kỳ trả lãi. 
  • Nợ đầu kỳ = số tiền gốc còn lại hay cũng chính là nợ cuối kỳ trước đó. 
  • Gốc: số tiền người vay cần trả để tính vào tiền vay gốc.
  • Lãi: số tiền lãi phải trả trong kỳ được tính bằng công thức: nợ đầu kỳ x lãi suất
  • Tổng = gốc + lãi. 
  • Nợ cuối kỳ: số tiền còn lại sau khi đã trả cả gốc và lãi vào cuối kỳ.

Áp dụng các công thức trên vào bảng kế hoạch, bạn có thể dễ dàng tính số tiền phải trả và số tiền còn lại. 

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay. Cách lập bảng không khó. Tuy nhiên, khi lập bảng, bạn cần lưu ý các thông thức và các yếu tố có trong bảng để việc tính toán thuận lợi nhất nhé. Chúc bạn thành công. 

Mã ID: c247

Previous Post

Giải đáp: người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng không?

Next Post

Hướng dẫn chi tiết thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty

taichinhusa

taichinhusa

Bài viết liên quan

HUOBI TÀI TRỢ 100 TRIỆU ĐÔ ĐỂ PHÁT TRIỂN METAVERSE TRONG TẾT NHÂM DẦN 2022
Tin tức

Huobi Tài Trợ 100 Triệu Đô Để Phát Triển Metaverse Trong Tết Nhâm Dần 2022

24 Tháng Một, 2022
HUOBI NIÊM YẾT GARI
Tin tức

HUOBI NIÊM YẾT GARI, KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO VIDEO TRÊN GARI NETWORK

13 Tháng Một, 2022
Thẻ Sacombank sở hữu nhiều chức năng đặc biệt giúp bạn thực hiện giao dịch dễ dàng và nhanh chóng
Tin tức

Giải đáp: Thẻ Sacombank có thể rút tiền ở ngân hàng nào?

25 Tháng Chín, 2021
Khách hàng rơi vào nhóm nợ xấu 2 trở đi sẽ rất khó trong việc vay tiền online không cần gặp mặt chuyển tiền qua ngân hàng chỉ cần CMND
Tin tức

Vay tiền online không cần gặp mặt chuyển tiền qua ngân hàng chỉ cần CMND

25 Tháng Chín, 2021
Nên đổi tiền Nhật sang tiền Việt ở ngân hàng nào?
Tin tức

Đổi tiền Nhật sang tiền Việt ở ngân hàng nào? Lưu ý khi đổi tiền

25 Tháng Chín, 2021
Chuyển tiền tiền từ thẻ thẻ ATM vào sổ tiết kiệm Vietcombank qua ứng dụng Banking cực kì đơn giản
Tin tức

Bật mí cách chuyển tiền từ thẻ ATM sang sổ tiết kiệm Vietcombank

25 Tháng Chín, 2021
Next Post
Việc thay đổi tài khoản ngân hàng sẽ làm thay đổi nội dung đăng ký thuế

Hướng dẫn chi tiết thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quan tâm trong ngày

  • Kiểm tra tiền trong tài khoản ATM thông qua ứng dụng Mobile Banking

    Hướng dẫn cách kiểm tra tiền trong thẻ ATM bằng điện thoại đơn giản

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay mới nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Rút tiền ở cây ATM tối đa là bao nhiêu? Cập nhật từng ngân hàng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cập nhật danh sách các công ty tài chính ở Việt Nam cấp phép bởi NHNN

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vượt quá hạn mức hoặc không được phép giao dịch ACB là như thế nào?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Xem nhiều trong tuần

Nếu bị mất thẻ, bạn cần báo ngay cho bên ngân hàng khóa thẻ ngay lập tức
Kiến thức

Rút tiền ở cây ATM tối đa là bao nhiêu? Cập nhật từng ngân hàng

22 Tháng Mười Hai, 2021
Kiểm tra tiền trong tài khoản ATM thông qua ứng dụng Mobile Banking
Kiến thức

Hướng dẫn cách kiểm tra tiền trong thẻ ATM bằng điện thoại đơn giản

22 Tháng Mười Hai, 2021
Bạn có thể lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay trên excel
Tin tức

Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay mới nhất

9 Tháng Mười, 2021
Vượt quá hạn mức hoặc không được phép giao dịch ACB là gì?
Tin tức

Vượt quá hạn mức hoặc không được phép giao dịch ACB là như thế nào?

25 Tháng Chín, 2021

Website cập nhật kiến thức & thông tin các lĩnh vực cho vay ngân hàng, bảo hiểm tài chính doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sự nghiệp

Vì sao cần có bảo hiểm khoản vay?

https://www.youtube.com/watch?v=c8pIFs4mA14

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Địa chỉ: 625 Huỳnh Văn Lũy, Phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Điện thoại: 094.3310155

Email: taichinhusa@gmail.com

DMCA.com Protection Status Sitemap

  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ

© 2021 Taichinhusa.com - Website hàng đầu về lĩnh vực cho vay bảo hiểm

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bảo Hiểm
  • Vay Vốn
  • Ngân Hàng
  • Kiến thức

© 2021 Taichinhusa.com - Website hàng đầu về lĩnh vực cho vay bảo hiểm