Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng đã được nêu rõ trong luật định. Việc xử lý nợ chỉ diễn ra khi khách hàng không thực hiện đúng trách nhiệm đã cam kết khi ký hợp đồng vay vốn. Khi đó, phía ngân hàng buộc phải tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo. Nhằm bảo toàn số vốn ngân hàng đã bỏ ra cho khách hàng vay với tài sản đảm bảo tương ứng.
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng mới nhất
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng cần diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, việc xử lý nợ quá thời hạn chi trả của các ngân hàng được tiến hành dựa trên cơ sở pháp lý quan trọng.
Cụ thể đó là quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng theo quy định của phía ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó là quy định trong điều lệ thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo hiểm vay tiền đối với từng ngân hàng.
Bước 1: Thông báo nợ quá hạn cho khách hàng
Đây là bước đầu tiên cần thực hiện quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Dựa vào quy định về quy chế cho vay đối với các tổ chức tín dụng, mọi tổ chức tín dụng cần có trách nhiệm giám sát quản lý quá trình việc vay vốn đối với khách hàng của họ.
Theo đó, phía tổ chức tín dụng hay chính là ngân hàng cần thiết lập quy trình lãi suất quá trình vay vốn và trả nợ. Với mục tiêu chính là duy trì hiệu quả, đảm bảo việc thu hồi vốn với các khoản đã cho vay.
Khi thực hiện kiểm tra, rà soát nếu nhận thấy khách hàng đã rơi vào lại quá, phía tổ chức tài chính cần thông báo tình trạng này việc khách hàng. Phần thông báo này công ty các nội dung cơ bản. Bao gồm:
- Dư nợ gốc đã bị quá hạn
- Lãi trả chậm
- Thời điểm chính xác khoản nợ bị quá hạn và lãi suất tính trên dư nợ gốc đã bị quá hạn
Bước 2: Tiến hành cơ cấu lại thời gian trả nợ
Khi đã thông báo tình trạng nợ quá hạn cho khách hàng, bên ngân hàng sẽ bắt đầu tái cơ cấu thời gian trả nợ. Quá trình tái cơ cấu này cần dựa trên đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Đây là một phần rất quan trọng trong quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng.
- Với khách hàng không thể trả nợ gốc đúng kỳ hạn: Nếu như tổ chức tài chính đánh giá không có đủ khả năng trả nợ gốc theo đúng kỳ hạn, khách hàng có thể được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc.
- Với khách hàng có thể trả nợ gốc đúng kỳ hạn: Phía ngân hàng sẽ xem xét để ra hạn nợ theo tình hình khả năng trả nợ của khách hàng.
Số dư nợ gốc của khách hàng trong đó có cả khoản nợ chưa cơ cấu lại thường xếp vào nhóm nợ thích hợp. Nó sẽ vẫn tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi, đánh giá của bên ngân hàng.
Thời điểm thực hiện cơ cấu lại nợ gốc tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng theo quy chế cho vay. Thực tế, quá trình tái cơ cấu thời gian trả nợ thường diễn ra trong 10 ngày tính từ thời điểm hết hạn trả nợ đã ký trong hợp đồng cho vay.
Bước 3: Xử lý tài sản thế chấp
Xử lý tài sản đảm bảo là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Việc xử lý tài sản thế chấp chỉ xử lý khi bên ngân hàng đã thông báo cho khách hàng tình trạng nợ, đồng thời thực hiện tái cơ cấu thời gian trả nợ nhưng không khách hàng vẫn không chi trả. Trong trường hợp này, ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu như tài sản đảm bảo liên quan đến bất động sản, bảo hiểm sẽ có quy định riêng để xử lý. Phía ngân hàng cần vào dựa vào quy định này để thực hiện thanh lý tài sản. Còn với những loại hình tài sản khác, ngân hàng có quyền xử lý theo bộ luật dân sự và hợp đồng vay vốn đã ký kết.
Tất nhiên trước khi thực hiện quá trình xử lý tài sản thế chấp, ngân hàng bắt buộc phải thông báo bằng văn bản tới khách hàng. Nội dung chính của văn bản này bao gồm:
- Lý do cần xử lý tài sản thế chấp
- Tài sản cụ thể sẽ bị xử lý
- Thời gian và địa điểm cụ thể diễn ra thanh lý tài sản
- Phương thức xử lý tài sản thế chấp
Lúc này, người vay tiền phải có phải có nghĩa vụ giao lại tài sản đó cho ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ thực hiện xử lý tài sản đảm bảo đúng hợp đồng vay vốn hai bên đã ký kết.
Hiện nay, khi xử lý tài sản đảm bảo, ngân hàng có thể sử dụng đến một trong bốn phương thức cơ bản sau.
- Tiến hành bán đấu giá tài sản
- Ngân hàng tự rao bán tài sản
- Nhận tài sản thay thế giống như hình thức trả nợ quá hạn của khách hàng
- Một số phương thức khác không vi phạm quy định pháp luật
Trong trường hợp đã xử lý tài sản nhưng số tiền bán tài sản lại nhiều hơn số lượng gốc và lãi, ngân hàng cần trả lại khoản chênh lệch này cho khách hàng. Tuy vậy, nếu số tiền bán tài sản nhỏ hơn số tiền lãi và gốc phải trả, khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán nốt số tiền còn thiếu.
Bước 4: Khởi kiện, tố cáo (nếu ngân hàng nhận thấy hành vi vi phạm của khách hàng)
Trong quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng không nhất thiết phải có bước 4. Ngoại trừ trường hợp ngân hàng nhận đến hành vi vi phạm của khách hàng. Theo đó, nếu khách hàng cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, gây khó khăn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, tiền ngân hàng có quyền khởi kiện tố cáo. Nhằm hỗ trợ quá trình giải quyết nợ quá hạn.
Dựa vào Điều 466 trở Bộ Luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm trả nợ của bên cho vay và dựa theo hợp đồng vay vốn, ngân hàng có thể gửi đơn kiện lên tòa án địa phương. Đơn kiện này yêu cầu giải quyết vấn đề về khoản nợ quá hạn khách hàng chưa chi trả. Nếu như nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo rõ ràng, phía ngân hàng có quyền yêu cầu khởi tố hình sự.
Bên cạnh quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng đã trình bày, mỗi ngân hàng có thể áp dụng quy trình xử lý khác nhau. Với điều kiện phải tuân thủ theo quy định pháp luật và đúng theo căn cứ của hợp đồng vay tiền khách hàng đã ký kết.
Phân loại nợ quá hạn
Sau khi hiểu rõ quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu thêm về về các loại nợ quá hạn thường gặp trong thực tế.
Nếu xét trên phương án đảm bảo và quy định pháp luật, nợ quá hạn tại các ngân hàng hiện nay thường chia thành loại cơ bản. Bao gồm nợ có tài sản thế chấp và nợ không có tài sản thế chấp.
Nợ quá hạn có tài sản thế chấp
Đây là những khoản nợ có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo hay thế chấp ở đây có thể bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hợp nhà ở, chứng từ có giá trị phát hành bởi ngân hàng, phương tiện có giá trị, tài khoản gửi tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm,.. Hoặc tài sản có thể tạo ra trong tương lai.
Với loại hình nợ có tài sản thế chấp, nếu khách hàng không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì phía ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp.
Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp
Nợ không có tài sản thế chấp hiểu đơn giản là khoản nợ quá hạn tín chấp. Có nghĩa khách hàng không cần phải có tài sản thế chấp. Mà thay vào đó bên ngân hàng sẽ đánh giá mức độ uy tín của người vay dựa trên thu nhập, lịch sử tín dụng có minh bạch hay không,..
Vay tín chấp hầu hết là tác phẩm vay cá nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người vay lại không thực hiện đúng cam kết với ngân hàng. Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng lúc này sẽ khó khăn hơn đôi chút bởi người vay không hề có tài sản thế chấp mà chỉ dựa trên uy tín của họ.
Nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn
Nợ quá hạn đủ tiêu chuẩn là những khoản nợ không chi trả đúng thời hạn cam kết dưới 10 ngày. Khi đó ngân hàng vẫn đánh giá đây là khoản nợ có khả năng thu hồi cả tiền gốc và tiền lãi. Tuy nhiên, mức phạt quá hạn lúc này có thể lên đến 150%
Nợ quá hạn cần chú ý
Các khoản nợ đã quá hạn thời gian trả nợ từ 10 đến 90 ngày. Ngân hàng có thể điều chỉnh lại kỳ hạn nợ lần đầu. Người vay lúc này có nguy cơ bị xếp vào diện nợ nợ xấu nếu không thanh toán đúng kỳ hạn điều chỉnh.
Nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn
Nợ dưới quá hạn dưới tiêu chuẩn hay nợ nhóm 3 đã bị quá thời hạn trả nợ từ 91 đến 180 ngày. Các khoản nợ này đã được tái cơ cấu kỳ hạn trả nợ lần đầu, đồng thời miễn hoặc giảm lãi khi người vay không đủ khả năng chi trả theo hợp đồng.
Nợ quá hạn nghi ngờ
Khoản nợ nghi ngờ đã quá thời hạn trả nợ từ 181 đến 360 ngày, đồng thời được cơ cấu lại thời gian trả lời khi quá hạn chi trả dưới 90 ngày. Theo quy định, nợ quá hạn nghi ngờ sẽ xếp vào nhóm nợ 4.
Nợ quá hạn có khả năng mất vốn
Gồm những khoản nợ đã quá thời hạn chi trả trên 360 ngày, đã được tái cơ cấu thời gian trả nợ từ 1 đến 3 lần. Khả năng mất vốn của ngân hàng lúc này là rất lớn nếu không xử lý tài sản đảm bảo.
Nợ quá hạn có an toàn gì đến khách hàng?
Nếu không khắc phục tình trạng nợ quá hạn, người vay sẽ bị xếp vào diện nợ xấu. Hồ sơ lịch sử tín dụng của khách hàng chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì nếu như đã bị xếp vào diện nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, khách hàng gần như không còn cơ hội vay vốn tại bất kỳ ngân hàng nào.
Nói chung, nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đến lịch tín dụng hay chính là uy tín của người vay với bên ngân hàng. Dựa vào quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng, chắc hẳn bạn phần thấy rõ phía ngân hàng luôn cố gắng tạo điều kiện hết mức để người vay trả nợ. Thanh lý tài sản đảm bảo chỉ biện pháp cuối cùng khi khách hàng không thể thanh toán nợ cho bên ngân hàng.
Tổng kết
Taichinhusa.com đã tổng hợp chi tiết quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Có thể mỗi ngân hàng sẽ áp dụng cách giải quyết nợ quá hạn khác nhau. Tuy nhiên, cách giải quyết hầu như không khác biệt quá nhiều với quy trình chung. Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã phần cập nhật đến bạn chút kiến thức bổ ích!